Helicobacter pylori trước đây có tên Campylobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. H. pylori được Robin Warren và Barry Marshall phát hiện thấy năm 1982. Chúng gây ra loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hơn 80% những người bị nhiễm vi khuẩn không có triệu chứng và nó đã được mặc nhiên công nhận rằng nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái dạ dày tự nhiên. Nhiễm trùng phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, và tỷ lệ đang giảm ở các nước phương Tây. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế mới được công bố cho thấy, có trên 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP.
Nhiều câu hỏi được đặt ra đối với các bác sỹ lâm sàng: phương thức lây truyền của H.P là như thế nào, H.P có gây ung thư dạ dày hay không?, khi nào cần làm test chẩn đoán và khi nào cần điều trị H.P?…
Nằm mục đích cập nhật các kiến thức về chẩn đoán và điều trị H.P, Khoa nội tổng hợp bệnh viện ĐHYHN đã tổ chức lớp CME “ Cập nhật chẩn đoán, điều trị H.P và các bệnh lý dạ dày tá tràng”. Với những kiến thức đã được cung cấp trong buổi CME, hi vọng các bác sỹ có thể ứng dụng thành công trong việc quản lý bệnh nhân nhiễm H.P.